Tại sao nói ho là một cách phòng ngự của cơ thể?
Khi bị cảm, viêm họng, viêm phổi,. và nói chung khi có bệnh ở đường hô hấp thường kèm theo ho, đồng thời cùng với ho ta thấy xuất hiện nhiều rớt dãi và đờm màu trắng ngà. Những tiếng ho loại này thường làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, thế nhưng chớ có xem thường những tiếng ho ấy, chính đó còn là một cách phòng ngự hữu hiệu của cơ thể đấy.
Trước hết chúng ta hãy xem xét đường hô hấp của cơ thể. Bắt đầu từ mũi, lông mũi có thể ngăn cản những dị vật và bụi bặm đi vào không khí; chất nhầy do màng nhầy trong mũi tiết ra vừa làm cho không khí đi qua được ấm đều, vừa ngăn cản bụi và tiêu diệt vi khuẩn – đó là phòng tuyến thứ nhất.
Tiếp đó vào đến thanh quản, thanh quản tuy là cơ quan phát âm, song đó còn là con đường cho không khí hít thở vào ra. Màng nhầy của thanh quản cũng tiết ra chất nhầy nhằm giữ lại và tiêu diệt những “kẻ thù” xâm phạm đường hô hấp.
Mặt trong của khí quản, phế quản và nhánh phế quản có nhiều tuyến nhầy và lông rung động. Tuyến nhầy tiết ra chất nhầy ngăn cản không cho “kẻ địch” lọt vào, còn lông rung động thì luôn luôn, “đồng tâm hiệp lực”, vận động khe khẽ theo một hướng, có khả năm đưa đờm hình thành sau khi chất nhầy đã “dán bắt kẻ thù xâm lược” đưa ra cổ họng, có cơ hội và khạc nhổ ra ngoài.
Đó là phồng tuyến thứ hai. Trong điều kiện bình thường, khối lượng công việc của hệ thống phòng vệ này không lớn lắm, đờm dãi không nhiều, nên vẫn đảm bảo công việc thải bỏ đờm dãi một cách dễ dàng.
>> Xem thêm:
- Phòng bệnh vào mùa đông
- Phòng bệnh mùa thu cho bé trước khi quá muộn
- Giải đáp từ A đến Z về bệnh khó nói ở nam giới
Còn trong trường hợp đường hô hấp bị bệnh thì tình hình lại khác hẳn! Một mặt, do ảnh hưởng của bệnh, nhất là sự kích thích trực tiếp của các tác nhân gây bệnh, sẽ kích thích những đầu dây thần kinh dày đặc dưới màng nhầy mặt trong phế quản, khí quản, hầu,… đồng thời qua các đầu dây thần kinh ấy truyền “thông tin” tới “bộ tư lệnh” chuyên quản thần kinh ho ở trong não và gây ra phản ứng ho nhằm thanh trừ các tác nhân gây bệnh.
Mặt khác, do ảnh hưởng của bệnh, chất nhầy do các tuyến nhầy ở phế quản, khí quản, hầu tiết ra bỗng nhiên tăng cao, đờm dãi nhiều, nếu chỉ dựa vào cách thức thải bỏ đờm dãi thường ngày thì không đủ, cần phải dùng cách ho khạc, tống ra từng cục đờm có chứa lẫn xác “kẻ thù gây bệnh” mới ổn. Do đó ta thấy, ho quả là một cách phòng vệ của cơ thể nhằm thanh trừ các tác nhân gây bệnh, những dị vật hoặc đờm dãi ở đường hô hấp.
Lúc ho, thoạt dầu ta hít thật mạnh, sau đó đóng thanh quản làm cho áp suất trong lồng ngực tăng lên, áp suất trong lồng ngực tăng sẽ nén chặt đường hô hấp, áp suất trong phổi cũng tăng cao. Sau đó cửa thanh quản bỗng nhiên mở ra, đờm dãi trong đường hô hấp bị khạc bật ra tức khắc.
Đương nhiên người bệnh lúc ho rất khó chịu, thế nhưng lại thải bỏ được hết những vật chất có hại trong đường hô hấp, có lợi cho sức khỏe, vì thế mỗi khi có nhiều đờm, các thầy thuốc thường không bắt ép phải nhìn ho, mà cứ để cho ho tự nhiên nhằm thải bỏ hết đờm dãi ra ngoài. Chỉ khi nào ho đến mức rát cổ, khản tiếng, bỏng họng, tức ngực mới nên uống thuốc chỉ ho.