Một số rối loạn tiêu hoá thường gặp ở trẻ mà cha mẹ nên chú ý

Hệ tiêu hoá của trẻ cực kỳ nhạy cảm, nhất là đối với thức ăn. Chọn thức ăn cho trẻ ca mẹ nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc để bé tránh bị những rối loạn tiêu hoá dưới đây.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Tham khảo chủ đề về Sức khỏe

Đây là hiện tượng trào ngược những chất có trong dạ dày vào trong thực quản của bé. Cấu trúc thực quản – dạ dày của trẻ không giống với người lớn chúng ta. Thực quản của trẻ rất ngắn, phần dưới mở rộng và lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh, cơ tâm vị hay co thắt khiến bé rất dễ nôn khi ăn phải thức ăn không hợp. Nếu như bé nôn ít khoảng 3 ngày một lần và vẫn ăn bình thường thì không sao, hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.

Táo bón ở trẻ

Táo bón không được coi như là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, hoặc chỉ là một rối loạn bình thường.

Cách nhận biết táo bón ở trẻ rất dễ, khi trẻ đi ngoài ít hơn bình thường với phân cứng, đau khi tiêu và đôi khi đi kèm máu. Triệu chứng này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột, gây viên ruột, cần đưa trẻ đến khám bác sỹ ngay. Khi trẻ ăn quá nhiều thức ăn có chứa mỡ, chất đạm và cung cấp ít chất khoáng sẽ dẫn đến táo bón.

Trẻ còi xương rất dễ bị táo bón. Ở những bé lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều các loại thức ăn cứng và không cung cấp đủ lượng vitamin B1 cần thiết cho trẻ.

Nên cho trẻ ăn nhiều các loại quả và rau, những chất có trong rau sẽ giúp cơ hoành và ruột co bóp tốt hơn.

Cách phòng táo bón là cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày, nếu muốn dùng thuốc phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

Tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá

Trẻ đi tiêu ra phân mỏng như nước trên 3 lần mỗi ngày thì được gọi là bị tiêu chảy. đây là một bệnh rối loạn tiêu hoá thông thường, nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải có thể dẫn tới tử vong nếu bệnh không giảm, không được bù điện giải kịp thời.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nên đưa trẻ đến khám bác sỹ, bù điện giải kịp thời, nước oresol nên cho trẻ uống đúng hướng dẫn, uống từng chút một,….

Đảm bảo ăn uống và sinh hoạt hợp lý, hợp vệ sinh là một biện pháp tốt nhất cho trẻ tránh bị tiêu chảy, vệ sinh tay trước và sau khi ăn, ăn nhiều rau xanh, ăn thực phẩm chín,….

Hãy chú ý chế độ ăn hàng ngày cho trẻ để giảm thiểu tối đa rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Cha mẹ hãy tập cho con có thói quen rèn luyện cơ thể để trẻ có cơ thể khoẻ mạnh.